Hệ thống điện mặt trời là gì?
Hệ thống điện mặt trời hay còn gọi là hệ thống quang năng hay quang điện là hệ thống ứng dụng kỹ thuật biến đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng nhờ vào những tấm pin mặt trời.
Cấu tạo hệ thống điện năng lượng mặt trời
Hệ thống điện mặt trời được cấu tạo từ các thành phần chính. Đó là các tấm quang điện mặt trời (pin mặt trời), biến tần (inverter), hệ thống ắc quy lưu trữ (đối với hệ thống năng lượng mặt trời có lưu trữ).
Pin năng lượng mặt trời: Thành phần chính trong pin năng lượng mặt trời là silic tinh khiết. Nó được bao phủ bởi một tấm kính và được giữ với nhau bằng một khung kim loại. Mỗi tấm pin mặt trời (mô-đun năng lượng mặt trời) thường có kích thước khoảng 1000×2100 mm và nặng 25kg. Các tấm pin đóng vai trò tiếp nhận và chuyển hóa năng lượng mặt trời thành điện năng. Từ đó có nguồn điện để cung cấp cho cả hệ thống hoạt động.

Bộ biến tần: Tùy hệ thống điện mặt trời mà chọn lựa biến tần năng lượng mặt trời cho phù hợp. Tuy nhiên hiện tại đa số các gia đình và các cơ sở kinh doanh đều sử dụng dòng điện xoay chiều (AC).
Biến tần có tác dụng thay đổi điện một chiều từ các tấm pin thành điện xoay chiều mà các thiết bị điện có thể sử dụng được. Có hai loại biến tần năng lượng mặt trời cơ bản là biến tần chuỗi và biến tần Micro.
Hệ thống ắc quy lưu trữ: Vì năng lượng từ mặt trời là không liên tục nên phải có hệ thống ắc quy để lưu trữ lại nguồn điện. Khi năng lượng từ mặt trời bị gián đoạn hoặc hệ thống điện mặt trời không sản xuất ra điện thì các ắc quy lưu trữ này sẽ cung cấp cho các tải tiêu thụ từ hệ thống điện lưới.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời là gì?
Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời dựa trên hiệu ứng quang điện trong vật lý.
Những tấm pin năng lượng được lắp trên mái nhà hoặc những nơi có thể đón được nhiều ánh sáng mặt trời nhất. Nó sẽ hấp thụ các photon có trong ánh sáng mặt trời mà sinh ra dòng điện một chiều.
Hệ thống biến tần sẽ chuyển đổi dòng điện một chiều này thành dòng điện xoay chiều. Dòng điện xoay chiều này có cùng công suất và tần số với điện hòa lưới.
Hệ thống này sử dụng sạc năng lượng mặt trời để sạc đầy các bình ắc quy lưu trữ rồi hòa vào mạng lưới điện nhà nước. Từ đó, cả hai nguồn điện này sẽ cùng lúc cung cấp điện cho các tải tiêu thụ. Tuy nhiên thì hệ thống này sẽ tự động ưu tiên sử dụng nguồn điện mặt trời. Chỉ khi hệ thống điện mặt trời không sản sinh và cung cấp đủ nguồn điện thì mới chuyển sang sử dụng nguồn điện lưới.
Phân loại hệ thống điện mặt trời
HỆ THỐNG HÒA LƯỚI (ON-GRID)
- Nguyên lý hoạt đồng hệ thống hòa lưới: điện thu được từ tấm pin (Solar Panel) là điện một chiều, qua bộ hòa lưới (Grid Tie Inverter), có chức năng đổi từ điện DC-AC cùng pha cùng tần số với điện lưới, sau đó hệ thống sẽ hòa chung với điện lưới:
+ Khi công suất hòa lưới bằng công suất tải thì tải tiêu thụ hoàn toàn từ pin mặt trời.
+Khi công suất tải tiêu thụ lớn hơn công suất hòa lưới thì tải sẽ lấy thêm lưới bù vào.
+Khi công suất tải tiêu thụ nhỏ hơn công suất hòa lưới thì điện từ bộ hòa lưới sẽ trả ra lưới.
- Hệ thống hòa lưới sẽ hoạt động tự dộng, ngắt khi trời tối hoặc khi không có điện lưới, đảm bảo tiết kiệm nhất và an toàn nhất.
- Có thể bán lại điện cho EVN khi tải không sử dụng hết lượng điện được tạo ra từ hệ thống
- Sử dụng cho hộ gia đình, văn phòng, tòa nhà, nhà xưởng, nhà máy, trường học, bệnh viện, siêu thị, trung tâm thương mại, nhà ga, sân bay...v
-

-
- HỆ THỐNG HÒA LƯỚI CÓ DỰ TRỮ ( HYBRID ON/OFF – GRID)
- Đây là 1 hệ thống ưu việt hoạt động hoàn toàn tự động, nó là sự kết hợp giữa 2 hệ thống hòa lưới ( On-grid) và lưu trữ (Off-grid) giúp tiết kiệm điện, để luôn có 1 lượng điện dự trữ cho các thiết bị quan trọng khi mất điện.
- Nguyên lý hoạt động:
-
Khi khởi động Ắc quy được ưu tiên nạp đầu từ pin mặt trời. Hệ thống sẽ luôn kiểm tra tình trạng ắc quy để đảm bảo ắc quy luôn đầy điện. Khi ắc quy đầy hệ thống sẽ chuyển qua hòa lưới, lúc này điện AC 220V chia sẻ tải với điện lưới và đẩy lên lưới nếu công suất tải nhỏ hơn công suất điện năng lượng mặt trời ( Được tính tiền hòa dư khi EVN cho triển khai lắp đồng hồ 2 chiều). Đây là hệ thống lưu điện đơn giản và thông minh để tích lũy năng lượng vào ắc quy để dùng ban đêm hoặc tự cấp điện tùy theo nhu cầu
-
Mức độ ưu tiên của từng nguồn điện có thể được cài đặt thông qua phần mềm thông minh. Khi ban đêm hoặc bị mất điện lưới, hệ thống sẽ tự động lấy nguồn điện từ ắc quy. Bằng cách này sẽ giảm sự phụ thuộc vào điện lưới. Điện lưu trữ sẽ được nạp/xả hằng ngày – tăng tuổi thọ bình ắc quy.
Có nên sử dụng hệ thống điện mặt trời không?
Những năm gần đây chính phủ ngày càng coi trọng hình thức cung cấp điện năng này để giảm bớt áp lực cho hệ thống nhiệt năng và thủy năng. Chính phủ đang có những chính sách tích cực để khuyến khích người dân, doanh nghiệp lắp đặt và sử dụng điện năng lượng mặt trời trên mái nhà.
Trong năm 2020, người dân sử dụng hệ thống điện mặt trời có thể bán điện trực tiếp cho EVN với giá 1,934đ/kwh. Chi phí đầu tư và lắp đặt hệ thống cũng giảm đáng kể, mức giảm từ 30%-50%. Nếu như trước đây nếu muốn đầu tư 3 KWh điện mặt trời áp mái sẽ phải tốn từ 90-100 triệu đồng thì nay chỉ còn khoảng 40-50 triệu đồng.
Như vậy, lắp đặt hệ thống điện mặt trời vừa có thể tiết kiệm chi phí điện hằng tháng. Vừa có thể hoàn vốn sau 4 đến 5 năm qua hình thức bán điện. Thời gian sử dụng lại lâu dài, lên đến 20 năm. Các hộ gia đình, doanh nghiệp cũng như các cơ sở sản xuất nên đầu tư lắp đặt điện năng lượng mặt trời.
Hy vọng bài viết này đã có thể giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi hệ thống điện năng lượng mặt trời là gì? Sử dụng hệ thống điện mặt trời là một giải pháp tối ưu không chỉ giúp giảm chi phí sử dụng điện mà còn thân thiện với môi trường.
Quý khách hàng có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện mặt trời đừng ngần ngại liên hệ với Địa Cầu Việt để được tư vấn chi tiết. Chúng tôi là đơn vị có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp, thiết lập các hệ thống điện năng. Đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm. Trần Lê có thể đảm bảo giúp khách hàng thiết lập hệ thống, quản lý, sử dụng điện năng an toàn và hiệu quả với giá cả hợp lý nhất.
Chia sẻ